Được tạo bởi Blogger.

Những điều cần tránh khi sử dụng máy phát điện

Penulis : thuthu on Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016 | 00:52

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Việc sử dụng máy phát điện khi điện lưới bị ngắt là điều không thể tránh khỏi đối với nhiều gia đình cũng như nhà xưởng, nhà hàng,khách sạn,...hiện nay. Tuy nhiên lưu ý khi sử dụng máy phát điện bạn cần tránh những điều sau đây :
Bài liên quan :

Một chiếc máy phát điện có thể là một nguồn năng lượng có hiệu quả trong thời gian cúp điện, nhưng bạn phải chú ý để sử dụng một cách an toàn. Luôn đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy. Không được chạy máy phát điện xách tay trong nhà Không bao giờ sử dụng máy phát điện cơ động trong gara, nhà để xe, phòng kín không có có hệ thống thoát hơi, gần chỗ sinh hoạt gia đình hoặc chỗ ở …
                                 
Việc cúp điện có thể gây ra một số mối quan ngại về sự an toàn, đặc biệt là khi người dân tìm cách sưởi ấm bằng những nguồn năng lượng thay thế.Một chiếc máy phát điện có thể là một nguồn năng lượng có hiệu quả trong thời gian cúp điện, nhưng bạn phải chú ý để sử dụng một cách an toàn. Luôn đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.

KHÔNG ĐƯỢC CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN XÁCH TAY TRONG NHÀ
Không bao giờ sử dụng máy phát điện cơ động trong gara, nhà để xe, tầng hầm, gầm sàn hoặc ở một nơi khép kín hoặc khép kín một phần, ngay cả khi có thông gió. Việc mở cửa sổ hoặc dùng quạt cũng không thể ngăn ngừa khí CO tích tụ trong nhà
Sử dụng máy phát điện không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc khí CO sinh ra từ khí thải độc hại của động cơ, bị điện giật hoặc hỏa hoạn.
Hãy lắp máy báo động khí CO tại nhà chạy bằng pin hoặc có pin dự phòng Thường xuyên kiểm tra pin và thay pin khi cần.
Nếu bạn thấy khó chịu, chóng mặt hoặc mệt mỏi khi đang sử dụng máy phát điện, ra chỗ thoáng ngay để hít thở- đừng chậm trễ.
SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN NGOÀI TRỜI
Hãy đặt máy phát điện cách xa cửa sổ, cửa chính, ống thông khí – những nơi có thể đưa khí CO vào trong nhà.
Để tránh bị điện giật, hãy giữ cho máy phát điện luôn khô và không dùng khi trời mưa hoặc ẩm ướt. Vận hành máy trên một mặt phẳng khô ráo dưới một mái vòm thoáng khí. Đảm bảo tay bạn khô trước khi chạm vào máy phát điện.


SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU AN TOÀN
Hãy tắt máy phát điện và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu. Xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể bốc cháy.
Hãy cất giữ nhiên liệu của máy phát điện trong một chiếc bình đựng đạt tiêu chuẩn và để xa nơi sinh hoạt. Luật pháp địa phương có thể hạn chế việc sử dụng hoặc cất giữ nhiên liệu. Hãy hỏi sở cứu hỏa địa phương để biết thêm thông tin.
Nếu bạn làm đổ nhiên liệu, hoặc không đóng bình đựng cẩn thận, hơi xăng dầu sẽ lan theo mặt đất và bốc cháy do tia lửa phát ra từ một thiết bị hoặc từ công tắc điện trong thiết bị.
Chỉ sử dụng loại nhiên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy.

KHÔNG ĐỂ MÁY PHÁT ĐIỆN LÀM VIỆC QUÁ TẢI

Hãy xác định lượng điện năng bạn sẽ cần. Lượng điện năng tiêu thụ được tính theo số watt ghi trên bóng đèn. Nhãn mác trên các đồ dùng và thiết bị cho biết lượng điện năng cần thiết. Nếu không thể xác định được lượng điện năng bạn sẽ cần, hãy hỏi thợ điện.
Đảm bảo máy phát điện của bạn sản xuất ra lượng điện năng lớn hơn lượng điện năng tiêu thụ bởi những thiết bị bạn nối vào máy, tính cả sự tăng điện áp lúc đầu khi bật máy. Nếu máy phát điện không sản xuất đủ lượng điện năng để vận hành tất cả các thiết bị cùng một lúc, hãy sử dụng xen kẽ từng thiết bị.
Nếu các thiết bị của bạn tiêu thụ điện năng nhiều hơn lượng điện năng máy phát điện có thể sản xuất, cầu chì của máy phát điện có thể bị nổ, hoặc tệ hơn, các thiết bị nối với máy có thể hỏng.

NỐI CÁC THIẾT BỊ VỚI MÁY PHÁT ĐIỆN ĐÚNG CÁCH
Cắm các thiết bị trực tiếp vào máy phát điện, hoặc sử dụng dây dẫn dùng ngoài trời loại mạnh, với công suất (tính theo watt hoặc ampe) tối thiểu bằng tổng công suất của các thiết bị nối với máy.
Không bao giờ cố gắng cấp điện cho căn nhà bằng cách cắm máy phát điện vào ổ cắm trên tường, cách làm đó gọi là “nạp ngược”. Việc này có thể làm cho thợ sửa chữa hoặc hàng xóm cùng sử dụng một máy biến thế bị điện giật.
Cách an toàn duy nhất để nối máy phát điện với hệ thống dây dẫn trong nhà là mời một thợ điện có chuyên môn tới lắp đặt một công tắc chuyển nguồn.
nhận xét | | Read More...

Sử dung nguyên liệu cho máy phát điện

Ngày nay máy phát điện là thiết bị không thể thiếu trong xã hội bởi những tiện ích mà nó mang lại là quá lớn . Tuy nhiên việc sử dụng như thế nào cho đúng cách không phải ai cũng biết. 
Máy phát điện cũng là một loại động cơ. Do đó, việc sử dụng nhiên liệu như thế nào cho đúng để đảm bảo quá trình hoạt động và việc bảo dưỡng tốt cũng là vấn đề đáng lưu ý. Gần đây, lợi dụng tình hình thị trường xăng dầu có nhiều biến động về giá theo hướng tăng, một số đơn vị kinh doanh xăng dầu (đa phần là bán lẻ) đã pha chế lại nhiên liệu gốc rồi đem bán ra thị trường nhằm thu lợi bất chính. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động, bền chắc của máy phát điện.
Nhiên liệu: nhiên liệu sử dụng thích hợp là xăng không chì nguyên chất có chỉ số octan từ 86 trở lên. Mặt khác, để có được xăng nguyên chất, tốt nhất là người tiêu dùng nên mua tại các trạm xăng dầu lớn có tên bảng hiệu rồi lưu trữ trong bình chứa trong khoảng thời gian ngắn để dùng dần. Cần lưu ý cẩn thận khi lưu trữ bảo quản xăng trong nhà phải ở nơi khô, khoáng, tránh nước rơi vào bình chứa, không đặt gần nơi có nguồn nhiệt, hoá chất đề phòng hoả hoạn.
Bài liên quan : Hướng dẫn sử dụng máy phát điện gia đình đúng cách

Nhớt bôi trơn: Loại nhớt bôi trơn sử dụng thích hợp là nhớt dùng cho động cơ 4 thì, ngoài chức năng bôi trơn, nhớt còn đáp ứng những yêu cầu như làm kín, chống ăn mòn, tăng hiệu suất động cơ, làm mát và rửa sạch. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, không được để nước và tạp chất bẩn lẫn vào nhớt bôi trơn đang sử dụng và tiếp chuyển. Nếu không các chi tiết phụ tùng của động cơ sẽ mòn nhanh chóng cũng như dễ bị cháy, ... Không được trộn lẫn nhiều loại nhớt bôi trơn khác nhau để sử dụng, vì trong mỗi loại nhớt bôi trơn của mỗi hãng sản xuất, mỗi cấp tiêu chuẩn chứa nhiều chất phụ gia khác nhau, nếu trộn lẫn với nhau dễ tạo thành các cặn lắng đọng hoặc nhũ tương hoá làm chất lượng bôi trơn của nhớt bị giảm đi có thể gây ảnh hưởng xấu đến động cơ trong khi vận hành.

Không sử dụng nhớt bôi trơn trong động cơ trong thời gian quá lâu ngay cả khi động cơ không vận hành trong thời gian dài vì chất lượng nhớt bôi trơn có thể giảm do thay đổi nhiệt độ và thời gian lưu trữ dài. Nên thay nhớt đúng định kỳ sau mỗi 100 giờ vận hành liên tục hoặc sau mỗi 6 tháng nếu không sử dụng liên tục.
Vì vậy, người sử dụng máy phát điện cũng cần phải biết chính xác loại nhiên liệu cần dùng và cách dùng như thế nào cho đảm bảo an toàn.
nhận xét | | Read More...

Tư vấn lựa chọn máy phát điện phù hợp

Penulis : thuthu on Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016 | 21:49

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Bạn có nhu cầu mua 1 chiếc máy phát điện nhưng lại không biết nên chọn loại nào cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình. Trên thị trường hiện nay thì lại có quá nhiều loại máy phát điện tuy nhiên 2 loại chính là máy phát điện di động và dự phòng là 2 loại dùng nhiều nhất hiện nay.
Chính vì thế công ty Yên phát xin chia sẻ bài viết này sẽ nêu ra những ưu và nhược điểm của hai loại máy phát điện, máy phát điện di động và máy phát điện dự phòng để giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Máy phát điện sẽ giúp những sinh hoạt trong gia đình bạn không bị gián đoạn khi sự cố mất điện xảy ra. Máy phát điện di động nhỏ gọn và chi phí đầu tư thấp hơn, nó có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện cần thiết, như tủ lạnh và lò vi sóng. Máy phát điện dự phòng lớn hơn và có thể cung cấp năng lượng tất cả mọi thiết bị điện trong ngôi nhà của bạn.
Máy phát điện di động

Một máy phát điện di động với dây nối dài là hệ thống điện dự phòng đơn giản và ít tốn kém nhất. Máy phát điện sẽ cách xa nhà bạn ít nhất 10 feet để tránh ảnh hưởng của khí carbon monoxide.

Phương pháp cơ bản và ít tốn kém nhất để cung cấp điện cho các thiết bị điện là khởi động máy phát điện, sau đó cắm vào dây nối vào thiết bị của bạn. Máy phát điện nên đặt ở ngoài sân để hạn chế tiếng ồn và khí carbon monoxide. Nhược điểm là bạn phải chạy dây dẫn mở rộng ở khắp mọi nơi vào các thiết bị mà bạn muốn cung cấp điện và bạn bị giới hạn các thiết bị có thể cắm vào cùng một lúc (vì hầu hết các máy phát điện chỉ có từ hai đến bốn chỗ cắm điện). Bạn cũng phải khởi động và duy trì máy phát điện.

Khi bị cúp điện, bạn hãy đặt máy phát điện trên một bề mặt phẳng bên ngoài, cách nhà bạn ít nhất là 10 feet. Không nên đặt nó bên trong nhà hoặc nhà để xe. Việc đặt máy phát điện cách xa nhà bạn và đặc biệt là tránh xa cửa ra vào và cửa sổ là rất quan trọng vì khí carbon monoxide thải từ động cơ khí trên máy phát điện có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chú ý:
Hãy sử dụng máy dò khí carbon monoxide khi một máy phát điện di động hoạt động. Nó sẽ cảnh báo bạn nếu lượng khí thải từ máy phát điện đạt đến một mức độ nguy hiểm.

Dây dẫn điện phải có ít nhất 14 gauge để có thể truyền tải tốt điện năng từ máy phát điện. Công suất định mức tối đa của dây sẽ được ghi trên nhãn của dây. Khởi động máy phát điện, sau đó cắm dây kéo dài. Hãy cẩn thận để không làm quá tải các máy phát điện khi cắm vào các thiết bị công suất lớn vào máy phát điện. Nó sẽ tự ngắt hoặc làm hỏng một cầu chì của máy phát điện, hoặc làm hỏng động cơ của thiết bị điện.

Một tủ điện chuyển mạch bằng tay giúp sử dụng nguồn điện từ máy phát điện di động tiện lợi hơn

Để sử dụng một máy phát điện di động mà không gặp rắc rối với việc chạy dây kéo dài, hãy lắp đặt một tủ điện phụ và lắp đặt một đầu vào chuyên dụng để cấp năng lượng cho tủ điện này. Việc lắp đặt này sẽ mang đến cho bạn những lợi thế để cung cấp năng lượng toàn bộ mạng điện trong nhà. Nhược điểm là bạn vẫn phải khởi động và duy trì các máy phát điện chạy bằng khí đốt. Và bạn vẫn bị hạn chế về các thiết bị mà bạn có thể cung cấp năng lượng.

Máy phát điện dự phòng


Máy phát điện dự phòng sẽ tự động bật khi có sự cố cúp điện xảy ra. Đây là lựa chọn tốt nhất nếu nơi ở của bạn thường xuyên bị mất điện và bạn muốn tất cả các thiết bị điện của bạn vẫn hoạt động bình thường. Hầu hết các máy phát điện dự phòng có thể có công suất đủ lớn để chạy điều hòa không khí, thiết bị nhà bếp và các thiết bị công suất lớn khác một cách đồng thời. Chúng cũng chạy êm hơn so với máy phát điện di động và bạn không cần phải lo lắng về việc chạy dây hoặc lượng nhiên liệu lưu trữ. Nhược điểm của nó là chi phí đầu tư khá cao. Bạn sẽ cần phải có máy phát điện, công tắc chuyển nguồn và một tủ điện phụ được cài đặt một cách chuyên nghiệp.

Một công tắc chuyển mạch liên tục theo dõi nguồn điện. Nếu sự cố mất điện xảy ra, nó sẽ tự động khởi động máy phát điện ngay cả khi bạn không có ở nhà. Khi có điện trở lại, các công tắc chuyển mạch sẽ tự động tắt máy phát điện.

Máy phát điện dự phòng kết nối với nhà cung cấp nhiên liệu (khí thiên nhiên hoặc propan). Nếu bạn chưa có một trong những dòng nhiên liệu đi vào, hãy lắp đặt một thùng khí propane.
xem thêm : Tư vấn lựa chọn máy phát điện phù hợp
nhận xét (2) | | Read More...

Một chiếc máy phát điện thường gồm những bộ phận nào

Cấu tạo của 1 chiếc máy phát điện bao gồm những gì bạn đã bao giờ tìm hiểu về nó. Theo sự tìm hiểu của công ty chúng tôi thì thông thường máy phát điện gồm 9 phần chính, chúng ta hãy xem 9 phần đó là gì để hiểu thêm về cấu tạo của 1 chiếc máy phát điện nhé



a) Động cơ
Động cơ là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Kích thước của động cơ tỷ lệ thuận với sản lượng điện tối đa các máy phát điện có thể cung cấp. Có một số yếu tố cần phải ghi nhớ khi đánh giá động cơ máy phát điện. Nhà sản xuất động cơ cần tư vấn để có được thông số kỹ thuật hoạt động và lịch trình bảo trì.
Máy phát điện sử dụng nhiều loại nhiên liệu đầu vào khác nhau như: diesel, xăng, propan (ở dạng lỏng hoặc khí), và khí thiên nhiên. Động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy dầu diezel, propan lỏng, khí propane, hoặc khí tự nhiên. Một số máy phát cũng có thể hoạt động dựa trên một nguồn dữ liệu kép, nhiên liệu diesel và khí đốt.
 
b) Đầu phát điện xoay chiều
Nó là một phần của các máy phát điện, sản xuất điện từ nhiên liệu cơ học được cung cấp. Bao gồm một tập hợp các bộ phận tĩnh và các phần có thể di chuyển được. Các phần làm việc với nhau, tạo ra chuyển động tương đối giữa từ trường và điện, do đó tạo ra điện.
Stato / phần cảm – Đây là thành phần không thể di chuyển. Nó gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.
Roto / Phần ứng – Đây là thành phần chuyển động tạo ra một từ trường quay, trong ba cách sau đây: Cảm ứng – được biết đến như bộ dao điện không tiếp xúc trượt và thường được sử dụng trong các máy phát điện lớn.
-   Nam châm vĩnh cửu – phổ biến trong các máy phát điện nhỏ
-   Bộ kích thích – Kích thích bằng dòng điện 1 chiều nhỏ để thêm sinh lực cho Roto thông qua một tập hợp các vòng tiếp điện và chổi điện.
-   Roto tạo ra sự di chuyển từ xung quanh stato, từ đó tạo ra sự khác biệt điện áp giữa các cuộn dây của stato. Điều này tạo ra dòng cảm ứng bên trong máy phát điện.
 
c) Hệ thống nhiên liệu
Bình nhiên liệu thường đủ năng lực để giữ cho máy phát điện hoạt động từ 6 đến 8 giờ trên mức trung bình. Đối với các máy phát điện nhỏ, bồn chứa nhiên liệu là một phần đế của máy phát điện hoặc được lắp trên khung máy phát điện. Đối với các máy phát điện thương mại, có thể cần xây dựng và cài đặt thêm một bình chứa nhiên liệu bên ngoài.
Các tính năng thông thường của hệ thống nhiên liệu bao gồm những điều sau đây:
-   Ống nối từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ – Dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu vào và ra động cơ.
-    Ống thông gió bình nhiên liệu – Các bồn chứa nhiên liệu có một đường ống thông gió, để ngăn chặn sự gia tăng áp lực, hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa. Khi bạn nạp đầy bình nhiên liệu, đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ, và bể nhiên liệu để ngăn ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn.
-    Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống – Đây là yêu cầu để khi bị tràn trong quá trình bơm, nhiên liệu không làm đổ chất lỏng lên máy phát điện.
-   Bơm nhiên liệu – nhiên liệu chuyển từ bể chứa chính (lưu trữ nhiên liệu, đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức thương mại) vào bể chứa trong ngày (Nơi rót nhiên liệu vào máy). Các máy bơm nhiên liệu thông thường hoạt động bằng điện.
-    Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng, để bảo vệ các thành phần khác của máy phát điện khỏi sự ăn mòn và chất bẩn gây tắc nghẽn.
-    Kim phun – Phun chất lỏng nhiên liệu dưới dạng phun sương vào buồng đốt động cơ.

 
d) Ổn áp
Đây là bộ phận quy định điện áp đầu ra của máy phát điện. Cơ chế được mô tả dưới đây đối với mỗi thành phần, đóng một vai trò nhất định trong chu kỳ điều chỉnh điện áp.
Ổn áp: Chuyển đổi điện áp xoay chiều AC thành dòng điện 1 chiều DC. Điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra thành điện áp xoay chều và chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Điều chỉnh điện áp dòng điện 1 chiều DC tập hợp trong cuộn dây thứ cấp của stato, được gọi là cuộn dây kích thích.
Cuộn dây kích thích: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC – Các cuộn dây kích thích có chức năng tương tự như các cuộn dây stato chính và tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ. Các cuộn dây kích thích được kết nối với các đơn vị được gọi là chỉnh lưu quay.
Bộ chỉnh lưu quay: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều – Chỉnh lưu các dòng xoay chiều phát sinh bởi các cuộn dây kích thích, và chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Dòng điện 1 chiều này cung cấp cho Roto / phần ứng tạo ra một trường điện từ, ngoài từ trường quay của roto.
Roto / Phần ứng: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều. Roto sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn xung quanh cuộn dây stato, các máy phát điện hiện nay sản xuất một điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở đầu ra.
Chu kỳ này tiếp tục cho đến khi máy phát điện bắt đầu sản xuất điện áp đầu ra tương đương với khả năng điều hành đầy đủ của nó. Đầu ra của máy phát điện tăng, nó điều chỉnh điện áp sản xuất ra ít dòng điện 1 chiều hơn. Một khi máy phát điện đạt công suất hoạt động đầy đủ, điều chỉnh điện áp đạt đến một trạng thái thăng bằng, và tạo ra dòng 1 chiều đủ để duy trì sản lượng của máy phát điện ở mức độ hoạt động đầy đủ. Khi bạn thêm một tải, sản lượng điện áp sẽ bị thấp xuống một chút. Điều này nhắc nhở việc điều chỉnh điện áp và bắt đầu lại chu kỳ trên. Chu kỳ tiếp tục cho đến khi máy phát điện dốc đầu ra, để điều hành công suất đầy đủ của nó.
 
e) Hệ thống làm mát
Liên tục sử dụng có thể làm nóng các thành phần khác nhau của máy phát điện. Máy phát điện cần thiết có một hệ thống làm mát, và thông gió thu hồi nhiệt sinh ra trong quá trình.
Nước chưa xử lý / nước sạch đôi khi được sử dụng như một chất làm mát cho máy phát điện. Hydrogen đôi khi được sử dụng như một chất làm mát, cho các cuộn dây stato máy phát điện lớn, vì nó rất hiệu quả trong hấp thụ nhiệt. Hydrogen loại bỏ nhiệt từ máy phát điện, và chuyển qua một bộ trao đổi nhiệt, vào một mạch làm mát thứ cấp, có chứa nước khoáng như một chất làm mát. Đây là lý do tại sao máy phát điện có kích thước rất lớn. Đối với tất cả các ứng dụng phổ biến khác, dân cư và công nghiệp, một tiêu chuẩn tản nhiệt và quạt được gắn trên các máy phát điện và các công trình như hệ thống làm mát chính.
Máy phát điện nên được đặt trong một khu vực mở, thông thoáng được cung cấp đủ không khí trong lành. Mỗi bên máy phát điện nên có một không gian tối thiểu là 3 feet để đảm bảo sự lưu thông không khí làm mát máy.
 
f) Hệ thống xả
Khí thải phát ra bởi một máy phát điện giống như khí thải từ bất kỳ động cơ diesel hoặc động cơ gas nào, có chứa hóa chất độc hại cần phải được quản lý. Do đó, cần thiết cài đặt một hệ thống ống xả đủ để xử lý khí thải. Ngộ độc carbon monoxide vẫn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết, bởi vì mọi người có xu hướng thậm chí không nghĩ về nó cho đến khi quá muộn.
Ống xả thường được làm bằng gang, sắt rèn, hoặc thép. Nó cần phải rời, không nên được hỗ trợ bởi các công cụ của máy phát điện. Ống xả thường gắn liền với động cơ bằng cách sử dụng kết nối linh hoạt, để giảm thiểu rung động và ngăn ngừa thiệt hại cho hệ thống ống xả của máy phát điện. Các ống xả thông ra ngoài trời và dẫn đi từ cửa ra vào, cửa sổ và những lối khác. Bạn phải đảm bảo rằng, hệ thống ống xả của máy phát điện không kết nối với bất kỳ thiết bị khác.
 
g) Hệ thống bôi trơn
Máy phát điện bao gồm bộ phận chuyển động bên trong động cơ của nó, nó cần được bôi trơn để đảm bảo hoạt động bền, và êm suốt một thời gian dài. Động cơ của máy phát điện được bôi trơn bằng dầu được lưu trữ trong một máy bơm.
 
h) Bộ sạc pin
Khởi động chức năng của một máy phát điện bằng pin. Các bộ sạc pin chịu trách nhiệm giữ cho pin máy phát điện luôn luôn đầy với một điện áp thả nổi chính xác. Nếu điện áp thả nổi rất thấp, pin sẽ nạp thiếu. Nếu điện áp thả nổi rất cao, nó sẽ rút ngắn tuổi thọ của pin. Sạc pin thường được làm bằng thép không gỉ để ngăn ngừa ăn mòn. Nó cũng hoàn toàn tự động và không yêu cầu bất kỳ điều chỉnh, hoặc bất kỳ thay đổi cài đặt. Điện áp 1 chiều ở đầu ra bộ sạc pin được giữ ở mức 2,33 Volts mỗi phân tử, đây là điện áp nổi chính xác cho pin axit chì. Bộ sạc pin có một sản lượng điện áp 1 chiều bị cô lập, không gây trở ngại cho hoạt động bình thường của máy phát điện.
 
i) Bảng điều khiển
Là bề mặt điều khiển máy phát điện, có các hốc cắm điện và điều khiển. Các nhà sản xuất khác nhau, thiết kế đa dạng các tính năng cung cấp trong bảng điều khiển do họ sản xuất. Một số trong số đó được đề cập dưới đây.
•     Hệ thống khởi động và tắt điện – Bảng kiểm soát khởi động, bật máy phát điện tự động trong lúc mất điện, theo dõi các máy phát điện trong khi hoạt động, và tự động tắt máy khi không còn cần thiết.
•     Thiết bị đo – đồng hồ đo khác nhau cho thấy các thông số quan trọng như áp suất dầu, nhiệt độ của nước làm mát, điện thế pin, tốc độ quay động cơ, và thời hạn hoạt động. Liên tục đo lường và giám sát các thông số này cho phép tự động tắt máy phát điện khi bất kỳ trong số này vượt quá ngưỡng quy định.
•     Đồng hồ đo máy phát điện – bảng điều khiển cũng có đơn vị mét để đo sản lượng điện hiện tại, điện áp và tần số hoạt động.
•    Các chức năng khác như chuyển đổi tần số, và chuyển mạch điều khiển động cơ (chế độ hướng dẫn sử dụng, chế độ tự động).
m) Khung sườn:
Tất cả các máyphát điện, di động hoặc văn phòng đều có một hỗ trợ cơ sở cấu trúc. Khung này cũng cho phép tạo ra sự nối đất an toàn.
nhận xét | | Read More...

Hướng dẫn sử dụng máy phát điện gia đình đúng cách

Sử dụng máy phát điện trong gia đình vào mùa hè là điều rất cần thiết bởi mỗi khi mất điên vào thời tiết mùa hè mà điều hòa hay quạt làm mát không hoạt động thì quả thực rất khó chịu. Thông thường bạn mua máy phát điện gia đình về thường tự sử dụng theo những người hướng dẫn đã dùng rồi ,tuy nhiên đó có phải là cách sử dụng đúng nhất không hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách sử dụng mpd đúng nhất nhé.
Bài liên quan : Những điều nên biết trước khi mua máy phát điện
1. Trước khi sử dụng chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ xăng/dầu, nhớt. Khi nghe tiếng máy nổ khác thường và điện yếu thì điều chỉnh le gió (trước khi điều chỉnh phải tắt nguồn điện).
2. Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được vận hành máy dưới trời mưa và không được chạm tay ướt vào dây điện. Khi máy hoạt động phải có dây tiếp đất. Khi máy chạy không được đặt nơi kín hay không thông gió. Không được đặt máy trong đường hầm hay tầng hầm.

3. Khi đang đổ nhiên liệu vào máy người vận hành không được hút thuốc để tránh xảy ra tình trạng cháy nổ, đồng thời cũng không được đặt máy gần nơi đang có ngọn lửa, đặt cách xa bếp đun từ 1,5 – 2 mét để đảm bảo an toàn.
4. Tắt máy và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu vì xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể bốc cháy.
Lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện, tránh cho máy bị “nạp ngược” khi điện lưới có trở lại đột ngột. Hoặc có thể làm cho nguồn điện năng từ máy phát chạy vào lưới điện công cộng.
5. Không bao giờ cố gắng cấp điện cho căn nhà bằng cách cắm máy phát điện vào ổ cắm trên tường, cách làm đó gọi là “nạp ngược”. Việc này có thể làm cho thợ sửa chữa hoặc hàng xóm cùng sử dụng một máy biến thế bị điện giật.
6. Nếu các thiết bị của bạn tiêu thụ điện năng nhiều hơn lượng điện năng máy phát điện có thể sản xuất, cầu chì của máy phát điện có thể bị nổ, hoặc tệ hơn, các thiết bị nối với máy có thể hỏng.
Hướng dẫn bảo dưỡng máy phát điện thường xuyên
– Thay nhớt sau 20 giờ đầu sử dụng, làm sạch bộ lọc nhiên liệu và lọc nhiên liệu.
– Sau 50 giờ phải đổ hết nhớt cũ trong máy ra và thay nhớt mới vào, thay dây đai, làm sạch bộ lọc gió.
– Dù không sử dụng thường xuyên, sau một hai tuần bạn cũng nên khởi động máy từ 5 – 10
nhận xét | | Read More...

Những điều nên biết trước khi đi mua máy phát điện

Trong xã hội hiện đại ngày nay , điện có thể nói là thứ không thể thiết trong mọi lĩnh vực cũng như mọi công việc. Nó đặc biệt quan trong bởi lẽ nếu không có điện 1 2 giờ thôi chúng ta có thể đánh mất đi hàng trăm triệu một cách vô nghĩa nhất. Vậy phải làm thế nào để tránh tổn thất khi mất điện. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng máy phát điện trong những trường hợp này.
Nhu cầu về máy phát điện gia tăng không ngừng, nhưng có rất ít người hiểu biết về nó. Bài viết sau đây mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan về thị trường máy phát điện đa chủng loại sản phẩm lẫn mẫu mã. Chúng ta hãy bắt đầu bằng sự so sánh ưu, nhược điểm của từng nguồn nhiên liệu máy phát khác nhau.
Loại nhiên liệu nào là tốt nhất?
a) Xăng:
- Ưu điểm:
o Nguồn nhiên liệu thông thường dễ dàng mua được
o Gia tăng tính cơ động, tiện dụng đối với máy phát điện nhỏ
- Nhược điểm:
o Rất dễ cháy
o Hạn sử dụng ngắn (khoảng 12 tháng)
o Lưu trữ số lượng lớn nguy hiểm
o Giá xăng đắt
b) Propan:
- Ưu điểm:
o Hạn sử dụng dài
o Ít gây ô nhiễm
o Dễ dàng lưu trữ trong bể chứa lớn hoặc nhỏ hơn 5gallon – 10gallon xi-lanh


- Nhược điểm:
o Áp lực xi lanh dễ bén lửa
o Hệ thống nhiên liệu phức tạp hơn (tăng khả năng hư hỏng)
o Bể lớn chiếm diện tích không gian
o Hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu có chi phí lắp đặt cao hơn
o Giá khí Propan rẻ hơn xăng nhưng vẫn thuộc loại đắt tiền
o Có ít đại lý cung cấp nhiên liệu
c) Khí đốt tự nhiên:
- Ưu điểm:
o Nguồn nhiên liệu không giới hạn, tiếp nhiên liệu không cần thiết
o Không ô nhiễm môi trường
- Nhược điểm:
o Sản lượng điện năng thấp (30% ít hơn so với xăng)
o Hệ thống đường ống nhiên liệu chi phí lắp đặt cao hơn
o Không có sẵn trong nhiều khu vực
d) Diesel:
- Ưu điểm:
o Nguồn nhiên liệu khó cháy nhất trong các loại trên
o Dễ dàng có được
o Đại lý cung cấp nhiên liệu Diesel có sẵn, dễ dàng mua
- Nhược điểm:
o Hạn sử dụng 18-24 tháng
o Lắp đặt các thùng chứa lớn làm tăng chi phí của hệ thống
Kích cỡ máy phát điện mà bạn cần
Phải xác định đúng kích thước máy phát điện phù hợp nhu cầu năng lượng của bạn. Hãy ghi nhớ rằng trừ khi bạn có hiểu biết về máy phát điện, tốt nhất bạn nên sử dụng một thợ điện hoặc một nhà cung cấp tin cậy, để xác định nhu cầu năng lượng mà bạn cần. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Đẩu tiên, xác định nhu cầu của bạn. Bạn muốn máy phát điện cung cấp điện chỉ một phần hay cho toàn bộ ngôi nhà / Công ty của bạn?
Xác định các thiết bị hoặc các công cụ mà máy phát điện cần phải tải điện.
Xác định công suất mỗi thiết bị và các công cụ bạn cần sử dụng thường xuyên. “Hướng dẫn công suất chung” bên dưới sẽ giúp bạn xác định nhu cầu của bạn.
Tính tổng số công suất mỗi thiết bị và các công cụ bạn thường xuyên sử dụng.
Xác định công suất động cơ và công suất máy bơm nước.
Tính toán tổng số công suất động cơ. Luôn luôn sử dụng watt khi xác định yêu cầu tải điện để có được sự chính xác. Hãy nhớ rằng, thực tế bạn không sử dụng tất cả mọi thiết bị cùng một lúc. Vì vậy, hãy chọn ra những gì cần sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, bạn không nhất thiết cần kích thước máy phát điện lớn để vận hành tất cả mọi thứ cùng một lúc. Điều này chỉ làm bạn tốn chi phí một cách vô ích.
Chuyển đổi Watts sang KW để xác định kích thước máy phát điện cần thiết. Lưu ý rằng đó là đề nghị, mặc dù không hoàn toàn cần thiết, kích thước máy phát điện bạn cần lớn hơn từ 20-25% so với kích thước nhu cầu do bạn xác định. Điều này cho phép bạn dự phòng sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn xác định bạn cần một máy phát điện 15 KW, khuyến cáo bạn nên mua một máy phát điện 18 KW để phòng hờ sự quá tải trong tương lai.
Hi vọng với những kiến thức tổng quan mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, sẽ giúp bạn chọn lựa được một máy phát điện phù hợp cho cuộc sống của bạn. Tham khảo thêm những bài chi tiết về cách chọn mua máy phát, để tránh mua nhầm hàng nháy, hàng kém chất lượng.
nhận xét | | Read More...

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Máy phát điện xoay chiều gồm 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.

Phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường (là nam châm)
Phần ứng là bộ phận tạo ra suất điện động cảm ứng (là khung dây hoặc các cuộn dây).Người ta có thể bố trí cho phần cảm quay, phần ứng đứng yên hoặc ngược lại.

Phần đứng yên được gọi là stato.
Phần quay được gọi là rôto.a) Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất nhỏ:

Phần cảm là stato (nam châm đứng yên).
Phần ứng là rôto (khung dây quay).Do khung dây là bộ phận cung cấp dòng điện ra bên ngoài nhưng nó lại quay nên người ta phải dùng thêm bộ góp

b) Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn
Dòng điện do máy phát ra rất lớn nên không thể dùng bộ góp để lấy điện ra bên ngoài nên người ta phải bố trí cho khung dây đứng yên, nam châm (thường là nam châm điện có khả năng tạo ra từ trường rất mạnh).quay.
Như vậy, đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất lớn người ta bố trí cho

Phần cảm là rôto.
Phần ứng là stato.Để làm giảm vận tốc quay của rôto trong khi vẫn giữ nguyên tần số f của dòng điện do máy phát ra người ta chế tạo máy với p cặp cực nam châm (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto) và p cặp cuộn dây (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của stato).




Ở hình bên trái ta thấy rôto (phần bên trong) gồm có 6 cặp cực nam châm (tổng cộng 12 cực: 6 cực Bắc, 6 cực Nam) sắp xếp xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto, chúng là các nam châm điện. Ở bên ngoài ta thấy có tổng cộng 12 cuộn dây trên stato, chúng tạo thành 6 cặp cuộn dây. Các cuộn dây này được nối với nhau theo cách phù hợp.
Ở hình bên phải là hình chụp một rô to. Ta thấy mỗi cực nam châm là một nam châm điện.


Trong trường hợp này, tần số của dòng điện do máy phát ra là f = np trong đó n là số vòng quay trong 1 giây của rôto.
Nếu n là số vòng quay trong 1 phút của rôto thì
nhận xét | | Read More...
 
Design Template by Miss Daisy | Support by Love to be loved |