Máy phát điện xoay chiều gồm 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
Phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường (là nam châm)
Phần ứng là bộ phận tạo ra suất điện động cảm ứng (là khung dây hoặc các cuộn dây).Người ta có thể bố trí cho phần cảm quay, phần ứng đứng yên hoặc ngược lại.
Phần đứng yên được gọi là stato.
Phần quay được gọi là rôto.a) Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất nhỏ:
Phần cảm là stato (nam châm đứng yên).
Phần ứng là rôto (khung dây quay).Do khung dây là bộ phận cung cấp dòng điện ra bên ngoài nhưng nó lại quay nên người ta phải dùng thêm bộ góp
b) Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn
Dòng điện do máy phát ra rất lớn nên không thể dùng bộ góp để lấy điện ra bên ngoài nên người ta phải bố trí cho khung dây đứng yên, nam châm (thường là nam châm điện có khả năng tạo ra từ trường rất mạnh).quay.
Như vậy, đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất lớn người ta bố trí cho
Phần cảm là rôto.
Phần ứng là stato.Để làm giảm vận tốc quay của rôto trong khi vẫn giữ nguyên tần số f của dòng điện do máy phát ra người ta chế tạo máy với p cặp cực nam châm (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto) và p cặp cuộn dây (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của stato).
Ở hình bên trái ta thấy rôto (phần bên trong) gồm có 6 cặp cực nam châm (tổng cộng 12 cực: 6 cực Bắc, 6 cực Nam) sắp xếp xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto, chúng là các nam châm điện. Ở bên ngoài ta thấy có tổng cộng 12 cuộn dây trên stato, chúng tạo thành 6 cặp cuộn dây. Các cuộn dây này được nối với nhau theo cách phù hợp.
Ở hình bên phải là hình chụp một rô to. Ta thấy mỗi cực nam châm là một nam châm điện.
Trong trường hợp này, tần số của dòng điện do máy phát ra là f = np trong đó n là số vòng quay trong 1 giây của rôto.
Nếu n là số vòng quay trong 1 phút của rôto thì
Đăng nhận xét